TRANG TIN ĐƠN VỊ
  Đang truy cập: 104  
 
1 5 6 7 9 9 7 6
 
 
QUẢN LÝ HIỆU QUẢ RỦI RO THIÊN TAI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

 

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, kéo dài theo hướng bắc nam với hơn 3000km bờ biển, vừa chịu tác động trực tiếp của trung tâm bão châu Á - Thái Bình Dương, một trong năm trung tâm bão lớn nhất của thế giới, vừa chịu tác động của khối không khí lạnh lục địa châu Á, địa hình hẹp và dốc theo hướng tây đông, nên thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai có nguồn gôc khí tượng thủy văn khốc liệt, đặc biệt là bão, lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất, hạn hán và xâm nhập mặn. Hàng năm, thiên tai xảy ra từ tháng 1 đến tháng 12, ở hầu khắp các khu vực trên cả nước. Ước tính trung bình mỗi năm Việt Nam phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão. Trong 20 năm, từ 1990 đến 2010, đã xảy ra 74 trận lũ trên các hệ thống sông cả nước. Hạn hán nghiêm trọng, xâm nhập mặn và nhiều thiên tai khác đã và đang gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, kinh tế- xã hội và tác động xấu đến môi trường, cản trở sự phát triển của đất nước. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, cùng với biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, thiên tai ở nước ta có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp nhiều hơn so với những thập kỷ trước về cả quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến.

Để QLRRTT khí tượng thủy văn trong bối cảnh BĐKH có hiệu quả chúng ta cần phải:

1.   Lập các bản đồ rủi ro thiên tai khác nhau.

2.   Lập các bản đồ mức độ phơi lộ trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương và các biện pháp thích ứng.

3.   Nâng cao năng lực dự báo và các hệ thống cảnh báo sớm.

4.   Xây dựng và thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo.

5.   Tăng cường mạng lưới bảo trợ xã hội và chăm sóc xã hội đối với các nhóm dễ bị tổn thương.

6.   Tích hợp QLRRTT và thích ứng BĐKH trong quy hoạch đô thị và sử dụng đất.

7.   Xây dựng kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong lưu vực sông và các khu vực trọng điểm.

8.   Nâng cao nhận thức cộng đồng, năng lực và kế hoạch địa phương (quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng).

9.   Tích cực triển khai thực hiện các chương trình tái định cư, giảm mức độ phơi lộ trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương.

10. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các tiêu chuẩn xây dựng cơ sở hạ tầng  (chống chịu với khí hậu, thủy văn).

11. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các quy chuẩn xây dựng, thiết kế nhà ở, nhà cao tầng.

12. Đẩy mạnh các hoạt động lâm nghiệp, bao gồm bảo tồn, phục hồi và tái trồng rừng ngập mặn.

13. Hỗ trợ nông nghiệp giữ gìn, bảo tồn các giống cây trồng chịu hạn hán và lũ lụt; phát triển các giống cây trồng mới có khả năng chịu mặn.

14. Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các biện pháp tiết kiệm nước, quản lý nhu cầu sử dụng nước, và hệ thống thu gom và lưu trữ nước mưa và nước ngầm.

15. Nâng cấp hệ thống thủy lợi và cấp thoát nước.

16. Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý liên hồ chứa đa mục tiêu, đặc biệt là các công trình thủy điện.

Ngày 24/05/2019
Nguyễn Kiên Dũng - Khoa KTTV  
[ In trang ][ Xem & in ][ Gửi mail ][ Đầu trang ][ Trở lại ]
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trụ sở chính: Số 41A đường Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Tell: 024.38370598, Fax: 024.38370597, Email: dhtnmt@hunre.edu.vn