TRANG TIN ĐƠN VỊ
  Đang truy cập: 18  
 
1 5 6 7 9 9 7 6
 
 
Thông tin tuyển sinh Đào tạo sau đại học
Giới thiệu về Chương trình đào tạo Thạc sỹ Ngành Khoa học môi trường

 Khung chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Khoa học Môi trường

 Khoa học Môi trường là một ngành mang lại cho người học ở các hệ đào tạo khác nhau những cơ hội việc làm chuyên biệt, khả năng thu nhập cao và mang tính ổn định đối với người học từ hệ đại học đến sau đại học. Với những sinh viên đã học và công tác trong ngành muốn tìm hiểu sâu để có những bước tiến đột biến, giải quyết những vấn đề nóng liên quan đến vấn đề môi trường thì Thạc sĩ Khoa học Môi trường là một bậc đào tạo cao hơn giúp người học có những bước đệm để thực hiện các mục tiêu đề ra. Những năm gần đây để đối mới, hoàn thiện chương trình đào tạo, tăng cường khả năng tương tác của học viên với các doanh nghiệp về các vấn đề nóng của môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đặc biệt chú trọng đến nâng cao cả về chất và lượng chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên của ngành, đặc biệt là giảng viên trẻ có kiến thức, nhiệt huyết, trình độ, độ nhạy bén cao giúp học viên kịp thời nắm bắt các vấn đề liên quan đến môi trường và đưa ra các giải pháp phù hợp khắc phục giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường một cách hiệu quả nhất.

1. Giới thiệu chung về chương trình đào tạo

1.1. Một số thông tin về chương trình đào tạo  

          - Tên chương trình: Khoa học môi trường (Environmental science)

          - Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

          - Ngành đào tạo: Khoa học Môi trường

          - Thời gian đào tạo: 1,5 năm

1.2. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo thạc sỹ Khoa học môi trường đạt được các mục tiêu sau:

- Cập nhật, nâng cao kiến thức cơ bản và chuyên môn về khoa học môi trường, tăng cường kiến thức liên ngành trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Có kiến thức chuyên sâu về khoa học quản lý môi trường, phân tích đánh giá công nghệ, kiểm soát ô nhiễm môi trường, độc học môi trường, an toàn sức khỏe môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học,…

- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn khoa học môi trường và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt trong lĩnh vực khoa học môi trường; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao và có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

- Có khả năng học tập lên trình độ tiến sỹ tại các cơ sở trong và ngoài nước.

2. Chuẩn đầu ra

2.1. Kiến thức

2.1.1. Kiến thức chung: Vận dụng được kiến thức triết học trong việc nhận thức và nghiên cứu các đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, đồng thời nhận thức được cơ sở lý luận triết học của chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam.

2.1.2. KIến thức ngành:

- Làm chủ được các kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học môi trường: Hóa học môi trường, sinh thái môi trường, quản lý môi trường, đánh giá chất lượng môi trường, công nghệ xử lý chất thải cũng như các kiến thức chuyên sâu để có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo phân tích, đánh giá chiến lược chính sách môi trường; phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố và suy thoái môi trường, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, an toàn và sức khỏe môi trường, công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen và các vấn đề môi trường xuyên biên giới, ứng dụng công nghệ năng lượng thân thiện với môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Có kiến thức tổng hợp về pháp luật môi trường, quản lý và bảo vệ môi trường trong thực tế.

- Có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu về khoa học môi trường để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ các lĩnh vực liên quan đến môi trường.

- Nhận thức được kiến thức cơ bản về logic nghiên cứu khoa học, một số phương pháp nghiên cứu khoa học ngành Khoa học môi trường và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để thực hiện được một đề tài khoa học nói chung, thực hiện một luận án, luận văn khoa học nói riêng.

2.1.3.  Kiến thức Ngoại ngữ và Tin học

          - Đạt chuẩn bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam,  được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo (Tương đương bậc B1 theo khung tham chiếu chung Châu Âu).

- Sử dụng thành thạo một số phần mềm chuyên ngành.

2.2. Kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo về khoa học môi trường, quản lý môi trường, lựa chọn và nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải, đánh giá chất lượng môi trường, an toàn sức khỏe môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên thiên nhiên.

- Có kỹ năng áp dụng kiến thức lý thuyết trong công tác chuyên môn, tham mưu cho các cơ quan chức năng ra được các quyết sách đúng đắn trong việc khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực khoa học môi trường.

2.2.2. Kỹ năng mềm

- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo, phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra;

- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Sáng tạo trong quản lý và tổ chức lãnh đạo, có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, thực tế thiên nhiên…; 

- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ;

- Kỹ năng tìm việc làm: Có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng;

- Sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ mới. 

2.3. Phẩm chất đạo đức

2.3.1 Phẩm chất đạo đức cá nhân:

- Có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc;

-  Khiêm tốn, ham học hỏi; tôn trọng mọi người;

- Sống hòa đồng với tập thể, có tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp.

2.3.2 Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Có tính kiên trì, trung thực và ý thức kỷ luật; nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ, luôn nỗ lực học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.

2.3.3 Phẩm chất đạo đức xã hội:

- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; chấp hành tốt nội qui, qui chế nơi làm việc;

- Thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử và trang phục phù hợp;

- Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, biết đấu tranh bảo vệ lẽ phải;

- Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường;

- Có khả năng quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế, công tác an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế. 

2.4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

- Ban quản lý các khu công nghiệp; khu bảo tồn thiên nhiên, tổ chức dịch vụ tư vấn về tài nguyên và môi trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh; các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ;

- Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường.

- Tự thành lập và tổ chức các hoạt động dịch vụ nghiên cứu, sản xuất và tư vấn liên quan đến lĩnh vực môi trường.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 60TC

4. Đối tượng, tiêu chí tuyển sinh: Theo quy chế của Bộ Giáo dục đào tạo; tho quy định của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hàng năm.

5. Điều kiện tốt nghiệp: Được thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục đào tạo; tho quy định hiện hành của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

6. Dự kiến phân bổ số học phần theo học kỳ (học đúng tiến độ)

TT

Tên học phần

Mã học phần

Số tín chỉ theo học kỳ

1

2

3

1

Tiếng Anh

NNTA3102

3

 

 

2

Triết học

LTML3101

3

 

 

3

Tiếng Anh chuyên ngành

NNTA3106

2

 

 

4

Hóa kỹ thuật môi trường ứng dụng

ESAC804

2

 

 

5

Sinh thái ứng dụng

ESAE805

2

 

 

6

Đánh giá rủi ro môi trường

ESRA808

 

3

 

7

Kiểm soát và đánh giá chất lượng môi trường

ESEM809

 

3

 

8

Mô hình lan truyền ô nhiễm trong môi trường

ESMP832

 

3

 

9

Chiến lược chính sách môi trường

ESPA812

 

3

 

10

Nguyên lý công nghệ môi trường

ESWT813

3

 

 

11

Phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường

ESRM831

3

 

 

12

Tham quan thực tế

ESFS833

 

2

 

13

Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường

ESEE819

2

 

 

14

Các học phần tự chọn theo hướng chuyên sâu

 

 

6/30

 

14

Các học phần tự chọn theo hướng chuyên sâu

 

 

 

8/30

15

Luận văn

 

 

 

12

 

Ngày 17/02/2020
 
[ In trang ][ Xem & in ][ Gửi mail ][ Đầu trang ][ Trở lại ]
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trụ sở chính: Số 41A đường Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Tell: 024.38370598, Fax: 024.38370597, Email: dhtnmt@hunre.edu.vn