TRANG TIN ĐƠN VỊ
  Đang truy cập: 101  
 
1 5 6 7 9 9 7 6
 
 
Nỗ lực mới giữa những nhiệm vụ mới

 Nỗ lực mới giữa những nhiệm vụ mới

Làm việc với Trường Đại học Tokyo Metropolitan

Bước đường phấn đấu để trở thành một trường đại học đào tạo chuyên về TN&MT đã qua nhiều thách thức. Song con đường để khẳng định vị thế, vai trò và phát huy thế mạnh của trường trong tương lai cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực vượt bậc. Công tác Đảng, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường công tác nghiên cứu khoa học là mũi nhọn của nhà trường hướng đến mục tiêu lớn.

Quyết liệt trong chỉ đạo các quyết sách lớn

Ths. Phạm Doãn Mậu, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học TN&MT Hà Nội cho biết, hiện Đảng bộ nhà trường có 120 đảng viên, là nòng cốt trong chỉ đạo điều hành các hoạt động của trường trong tình hình nhiệm vụ mới nặng nề hơn.

Căn cứ vào tình hình Nhà trường, Đảng bộ đã đề ra  phương hướng lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị cũng như các giải pháp tổ chức thực hiện. Trước mắt, lãnh đạo nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường, bồi dưỡng và quy hoạch để có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất phục vụ công tác trước mắt và lâu dài, đặc biệt chú trọng đến đội ngũ cán bộ quản lý các khoa, bộ môn...

Đảng bộ đã xác định, cần tiếp tục lãnh đạo mở rộng  quy mô  và các loại hình đào tạo; giữ vững  và ổn định quy mô đào tạo các ngành nghề cao đẳng, trung cấp như hiện nay. Tập trung vào đào tạo đại học và sau đại học, trong năm 2011 mở mới được từ 8 đến 10 ngành đào tạo đại học.

Làm tốt công tác xây dựng Đảng và phát triển đảng viên, tiếp tục củng cố, kiện toàn các chi bộ theo hướng mỗi chi bộ lãnh đạo một phòng, khoa, trung tâm là hướng phát triển của Đảng bộ nhà trường. Bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ cấp ủy có đủ năng lực, phẩm chất lãnh đạo đáp ứng nhu cầu lãnh đạo ngày càng cao. Tăng cường phát triển đảng viên trong học sinh sinh viên và cán bộ, giáo viên tạo động lực mới trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học…

 

Quản lý trường Đại học theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 15/12/2010, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chính thức được cấp Giấy Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 theo tiêu chuẩn của UKAS - hệ thống kiểm định quản lý chất lượng  của Vương quốc Anh cấp.

Theo Ths. Nguyễn Hữu Lâm, Phụ trách Phòng Khảo thí và  Đảm bảo chất lượng giáo dục (Đại học TN&MT Hà Nội), việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008  được coi là một công cụ quan trọng hỗ trợ và kiểm định chất lượng nhà trường, chương trình đào tạo.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO đã thay đổi về chất trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, lấy người học làm trung tâm, lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu, lấy việc không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng là hành động trong công tác quản lý đào tạo và giảng dạy.

Theo tiêu chuẩn này, học sinh sinh viên được tham gia vào kiểm soát, đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên trên lớp. Lãnh đạo dễ dàng kiểm tra đánh giá các  kết quả công việc của từng bộ phận có tính định lượng rõ ràng, tạo phong cách môi trường làm việc công khai, minh bạch, dân chủ giữa lãnh đạo và cán bộ viên chức trong trường. Các quy trình giải quyết công việc được cụ thể hóa, minh bạch, rõ ràng dễ thực hiện, dễ kiểm soát, hạn chế được sai sót. Rút ngắn được thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ của cán bộ, học sinh sinh viên, tỷ lệ giải quyết hồ sơ giải quyết đúng thời gian được nâng lên…

 

Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học

Hoạt động NCKH trong nhà trường ngày càng được nâng cao cả về lượng cũng như về chất. Số lượng đề tài ngày càng tăng đối với đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở cũng như đề tài NCKH của sinh viên. Hàng năm các Hội thảo KHCN trong cán bộ giảng viên (qua 7 lần Hội thảo) Hội thảo KHCN trong HSSV (qua 3 lần Hội thảo) đã khẳng định sự lớn mạnh của lực lượng, đội ngũ cán bộ, giảng viên, HSSV tham gia trong hoạt động này.

TS. Nguyễn Bá Dũng, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (ĐH TN&MT Hà Nội) cho biết, để tạo dựng đội ngũ CBGV nghiên cứu khoa học Nhà trường đã chủ trương hỗ trợ đề tài NCKH cho các nghiên cứu sinh của Nhà trường, thông qua các đề tài này các NCS vừa có nguồn kinh phí để bảo vệ luận án của mình, vừa có kết quả để công bố sản phẩm nghiên cứu.

Để tạo điều kiện cho CBGV Nhà trường công bố các kết quả NCKH Nhà trường đã mở  "Bản tin thông tin Đào tạo Khoa học - Công nghệ Tài nguyên và Môi trường" xuất bản số 1 vào tháng 7/2010 và dự kiến số 2 sẽ xuất bản vào quý đầu năm 2011. Đây sẽ là cơ sở để Nhà trường tiến tới xây dựng Tạp chí Khoa học Công nghệ trường Đại học Tài nguyên và Môi trường trong tương lai.

Hoạt động hợp tác quốc tế  được Nhà trường đặc biệt chú trọng. Trường đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác về KHCN, đào tạo với các đối tác nước ngoài như ký biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo với trường Cao đẳng Bách Khoa Lào, ký biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo với trường Kumamoto University Nhật Bản, trao đổi bàn bạc hợp tác đào tạo và nghiên cứu KHCN về biến đổi khí hậu và tài nguyên nước với trường Tokyo Metropolitan University (TMU) Nhật Bản….

Nhà trường đã xây dựng dự án "Tăng cường năng lực đào tạo lĩnh vực biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường  tại trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội" với đề xuất nhà tài trợ là Hà Lan, Dự án đã được gửi sang phía Hà Lan thẩm đinh. 

Hoạt động KHCN và hợp tác quốc tế trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ngày càng sôi động, đã thể hiện được sự lớn mạnh về chất và ngày càng khẳng định vị thế, năng lực đào tạo của Nhà trường.

Ngày 09/01/2011
Theo báo Tài nguyên và Môi trường  
[ In trang ][ Xem & in ][ Gửi mail ][ Đầu trang ][ Trở lại ]
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trụ sở chính: Số 41A đường Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Tell: 024.38370598, Fax: 024.38370597, Email: dhtnmt@hunre.edu.vn